Về với Bảo Lộc

Bảo lộc, trước đây là một vùng đất rộng lớn từng được biết đến với tên gọi B'lao, là địa bàn sinh sống chủ yếu của người dân tộc Mạ. Ngay từ giữa thế kỷ XIX, trong quá trình mở mang bờ cõi nhà Nguyễn đã thiết lập các phủ, huyện, các thuộc để quản lý các vùng đất này. Vào những năm 1877. Nguyễn Thông đã từng dâng sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng thượng du Sơn quốc nhưng không thành (trong đó có vùng đất Di linh). 16 năm sau, năm 1893. bác sĩ Alexandre Yersin khảo sát vùng cao nguyên Lâm Viên đã tìm ra Đà Lạt và cùng lúc phát hiện ra vùng đất B’lao. Vùng đất B’lao đã được người Pháp đặt vấn đề khai thác sớm cùng một lúc với việc xây dựng đô thị Đà Lạt. Năm 1899 một phái đoàn người Pháp do ông Ernest Outrey chỉ huy, mở cuộc thám hiểm tìm hiểu khả năng vùng Đồng Nai Thượng và vạch một con đường nối liền vùng này (Djiring) với Bình Thuận (Phan Thiết).


Ngày 1/11/1899, toàn quyền Paul Doumer ký quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut Donnai) trong đó bao gồm vùng đất B’lao và đặt tỉnh lỵ tại Djiring. Đến năm 1905, tỉnh Đồng Nai Thượng bị bãi bỏ và Djiring, B’lao lại sát nhập vào tỉnh Bình Thuận. 15 năm sau đó, năm 1920 Tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut Donnai) lại được tái lập với 3 đại lý hành chính : 3 quận B’lao (Bảo Lộc), quận Djiring (Dilính) và Quận Dran Fyan (Đơn Dương). Tỉnh Đồng Nai Thượng vẫn đặt tỉnh lỵ tại Djiring (Di Linh). Lúc này địa giới B’lao rất rộng, bao gồm một phần đất thuộc quận Tánh Linh (Bình Thuận), một phần đất thuộc Quận Định Quán (Long Khánh).Cùng thời gian này, năm 1916 Đà Lạt trở thành tỉnh ly của LangBiang. Cho đến năm 1950, Bảo Đại tách tây nguyên thành lập Hoàng triều cương thổ trực thuộc quốc trưởng, bộ máy hành chính B’lao vẫn giữ chức trách một đại lý hành chính của chính quyền thuộc địa.

Đến ngày 19/5/1958, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, sau đó ngày 30/6/1958 tách quận Dran (Đơn dương) ra khỏi tỉnh Lâm Đồng sát nhập vào tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng còn 2 quận : B’lao đổi thành Bảo Lộc và Djiring thành Di Linh. Địa giới tỉnh, quận vào thời gian này cũng có sự điều chỉnh. Quận Bảo Lộc cắt một phần đất giao cho Tánh Linh của tỉnh Bình Tuy, một phầùn giao cho quận Định Quán của tỉnh Long Khánh. Quận Bảo Lộc còn từ Madaguoil (Dahuoai hiện nay) trở lên. Cũng từ thời điểm năm 1958 trở về sau, mãi cho đến năm 1979. địa danh B’lao không còn trên các văn bản hành chính. Ngày 30/11/1958 Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng. Tên gọi Bảo Lộc chính thức thay thế tên B’lao từ ngày 19/2/1959. Công việc kiến thiết mở mang đô thị mới cũng bắt đầu phát triển mạnh từ thời gian này.

Cư dân ở vùng đất B’lao Bảo Lộc ban đầu chủ yếu là người dân tộc bản địa Mạ, Kơ Ho, trong đó người Mạ chiếm đa số. Địa vực của người Mạ từ xa xưa đã ở trong vùng Cát Tiên - Dateh trở xuống phía Đồng Nai. Khi có vương quốc Phù Nam, người Mạ mới thiên cư lên vùng Cao nguyên Di Linh địa phận Bảo Lộc, Bảo Lâm ngày nay. Dân tộc Mạ là một cộng đồng người thống nhất, có một tên gọi chung, một ngôn ngữ chung và ý thức chung. Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng dân tộc Mạ đã chia thành các nhóm địa phương như Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Trung. Mạ Ngăn được quan niệm là người Mạ chính tông. Họ có địa bàn cư trú ở vùng lưu vực sông Đa Dâng, nằm về phía Bắc B’lao, trên địa vực các xã Lộc Bắc, Lộc Lâm, thị trấn Dateh thuộc các địa phương Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đa tẻh. Mạ Tô cư trú ở vùng thượng lưu sông La Ngà, nằm trên cao nguyên Bảo Lộc, gần gũi với người Kơ Ho hơn cả. Mạ Krung là nhóm người Mạ ở vùng bình sơn nguyên. Họ có địa bàn cư trú từ Tây nam Bảo Lộc đến vùng Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Mạ Xốp là nhóm người Mạ sống ở vùng đất phiến (Xốp có nghĩa là đất phiến) thuộc địa phận các xã Lộc Bắc, một phần của huyện Da Tẻh. Trong xã hội truyền thống. Canh tác rẫy là phương thức hoạt động kinh tế chủ yếu của đồng bào dân tộc Mạ.

Quá trình canh tác rẫy của người Mạ gắn liền với nhiều lễ nghi nông nghiệp để cầu mong cho mùa màng tươi tốt.Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trong mỗi gia đình người Mạ chưa phát triển. họ thường nuôi lợn, dê. bò. trâu. gà vịt chủ yếu là để giết thịt trong các lễ hiến sinh, chưa dùng trâu bò làm sức kéo trong nông nghiệp như dân tộc Srê, Chu Ru. Thủ công nghiệp là nghề phụ trong hầu hết các gia đình người Mạ. Phổ biến nhất là nghề đan lát đồ dùng bằng mây tre lá. Nghề dệt vải còn thô sơ nhưng hoa văn dệt trên nền vải khá đặc sắc. Đây là một trong những nét nổi bật của người Mạ. Làng cổ truyền của người Mạ là một công xã nông nghiệp, một đơn vị kinh tế - xã hội mang nặng tính chất tự cấp tự túc gần như biệt lập với nhau. Những thành viên trong làng thường có quan hệ huyết thống với nhau theo dòng cha hoặc có quan hệ hôn nhân. Người Mạ sinh sổng trong những căn nhà sàn và nhiều thế hệ gia đình thường sống trong những căn nhà dài. Đứng đầu làng (buôn) là chủ làng hay chủ rừng, cùng với các gia trưởng hợp thành bộ máy tự quàn của làng truyền thống.

Người Mạ theo chế độ phụ quyền, một vợ một chồng. Người con trai đến tuổi trưởng thành, thông qua người mai mối đến nhà gái để hỏi vợ, nhưng tàn dư của chế độ mẫu hệ ở đây vẫn còn tồn tại ít nhiều. Cũng giống như người Kơ Ho, người Mạ coi thần Nđu là vị thần sáng tạo, nhưng gần gũi và quan trọng hơn hết đối với người Mạ vẫn là những vị thần nông nghiệp như thần lúa, thần rừng, thần núi, thần lửa... Ngoài các nghi lễ nông nghiệp như lễ cúng hồn lúa, lễ cúng cơm mới, người Mạ còn tổ chức các lễ hiền sinh, lớn nhất là lễ đâm trâu, một nghi lễ có từ rất xa xưa trong cộng đồng người Mạ cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây nguyên. Xưa kia lễ này được tiến hành mỗi năm một lần. những buôn làng gần nhau tụ họp lại cùng tổ chức lễ đâm trâu, mở rượu cần cùng nhau ăn uống. Bên cạnh việc bảo lưu những giá trị văn hóa vật thể đặc sắc dân tộc Mạ còn giữ gìn một kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian rất phong phú với nhiều truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, dân ca, gian dao nhiều nhạc cụ cổ truyền phong phú như đàn đá, chiêng...

Trong 2 cuộc kháng chiến chống xâm lược, cùng với nhân dân các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như Kơ Ho, Chil, Chu Ru, M'nông, Rắc Lây, Xtiêng... dân tộc Mạ vùng Bảo lộc đã phát huy truyền thống yêu nước, đóng góp sức người, sức của, xây dựng các căn cứ địa cách mạng vững chắc như Lộc Bắc, Lộc Lâm, Lộc Nam, Tà ngào,... và lập nên nhiều chiến tích anh hùng.

Ngày nay, người Mạ ở Lâm Đồng có trên 25.000 người, phán nhiều cư trú Ở huyện Bảo Lâm. Sau khi chia tách, số lượng cư dân người dân tộc Mạ thị xã Bảo Lộc chiếm tỷ lệ nhỏ, bà con người Mạ, sống tập trung ởû 6 khu vực như Buôn Sô Ven, Buôn B’lao Srê (phường B’lao), Thôn Nau Sri, xóm Nga sơn (xã Lộc Nga), khu 9 (Lộc sơn) và thôn Đạ nghịch (xã Lộc Châu). Đời sống của nhân dân dân tộc Mạ đang ngày càng được nâng lên rõ rệt về mọi mặt.

Cư dân người kinh ở B’lao vào thời kỳ ban đầu hầu như không đáng kể. Mãi đến năm 1930, B’lao mới chỉ có khoảng 8 gia đình người kinh. Năm 1936 có 20 gia đình. Môi trường dần được cải thiện nên công nhân từ các nơi đến lập nghiệp ngày càng đông,nhất là người bắc sau khi đã mãn hợp đồng ở Cămpuchia không về xứ mà tìm lên B’lao... Năm 1930 Nha Khảo cứu Đông Dương thành lập tại Công Hinh (B’lao) một Trung tâm thực nghiệm Nông học rộng khoảng 1.000 Ha (sau trở thành Trường Quốc gia Nông Lâm Mục vào năm 1955) Quốc lộ 20 chính thức được khai trương vào tháng 7 năm 1932...Năm 1938 đường bộ từ Sài gòn lên Đà Lạt qua đèo B’lao được hoàn chỉnh, từ đó đã tạo nên sức thu hút khá lớn dân cư vùng lân cận và kể cả việc tuyển mộ công nhân. Những năm sau đó hệ thống các đồn điền chè đã mọc lên khá tập trung tại khu vực Bảo Lộc... Năm 1940 tiếp nhận thêm 20 gia đình. năm 1942, tiếp nhận thêm 80 gia đình. Những hộ này được bố trí tập trung tại khu vực trung tâm thực nghiệm nông học và các đồn điền trà. Nhìn chung, trong thời kỳ 1945 - 1954, xây dựng cơ bản trên đất Lâm Đồng không đáng kể do cuộc chiến ngày càng bất lợi cho người Pháp...ở các vùng Djiring. B’lao, việc xây dựng hạ tầng phát triển đơn điệu, ít được đầu tư...đường giao thông chỉ là những con đường đất từ trung tâm thực nghiệm đến các đồn điền trà lân cận... Đến tháng 9/1954 một sổ lớn đồng bào di cư được đưa đến định cư nâng tổng số dân lên đến 15.000 người. Sau đợt di cư, B’lao có khoảng 50 cơ sở trồng trà và đồng bào đến định cư đã lập thêm 6 làng : Tân Phát, Tân Thanh, Thánh Tâm. Tân Hà, Tân Bùi. Lam Sơn, sau này thành 5 xã. Cho đến năm 1957 dân số B’lao đã tăng nhanh, lên đến 37.832 nhân khẩu, trong đó người dân tộc là 16.517 người. Đến trước năm 1975 số dân B’Lao có 76.000 người, trong đó có 27.000 người dân tộc, đa số là người Mạ. Năm 1979 có 77.513 người; năm 1989 có 128.587 người; năm 1999 có 135.701 người. Cơ sở hạ tầng ở Bảo Lộc chỉ được phát triển ở mức độ từ sau năm 1958, sau khi dời tỉnh lỵ từ Di linh về Bảo Lộc, trong đó có thể thấy một số công trình sau : Tòa hành chính tỉnh xây dựng và hoàn thành năm 1959; chợ cũ nằm gần Quốc lộ 20 bị cháy năm 1959 được xây dựng lại tại khu vực mới hiện nay hoàn thành vào năm 1 961 nhà máy đèn Bảo lộc xây dựng năm 1957, nhà máy nước xây dựng năm 1962; 1960 bưu cục chính thức Bảo lộc được xây dựng. Từ năm 1963, bộ mặt Bảo Lộc đã khang trang hơn sau gần 4 năm xây dựng. Hệ thống đường nội thị bắt đầu được trải nhựa. Trong năm 1965, ở đây đã tiến hành sửa chữa và mở thêm một số tuyến đường từ trung tâm thị xã tới các xã như đường Thiện Lập, Tân Phát, Tân Rai, đường liên ấp Lam Sơn - Thiện Lập, đường Konhinđa, đườngThanh Hương, Thanh Xuân...Sân bay Bischenée được sửa chữa tu bổ năm 1964, sân bay Lộc Phát xây dựng năm 1966 phục vụ mục đích quân sự...
Trước năm 1975, nhìn chung kinh tế của Bảo Lộc phát triển chủ yếu là ngành sản xuất chế biến chè khai thác gỗ và lâm sản.Với ưu thế có một lịch sử khá lâu đời của cây chè, Bảo lộc có mấy chục nông trướng, đồn điền chè lớn nhỏ, vài chục cơ sở chế biến chè trên địa bàn hàng năm cung cấp một sản lượng chè đáng kể cho thị trường trong và ngoài nước. Các ngành nghề sản xuất khác như chăn nuôi gia súc.gia cám, trồng dâu nuôi tằm, trồng và chế biến cà phê, hoạt động tiểu thủ công nghiệp khác chưa phát triển mạnh mẽ do nguyên nhân chiến tranh song cũng cho thấy những tiềm năng triển vọng của nó vào thời gian sau này.
Hoạt động văn hóa và thiết chế văn hóa trên địa bàn Bảo Lộc trước 1975 hầu như chưa có gì. Những năm 1958 - 1960, ở Bảo lộc đã hình thành 01 rạp hát tư thiết kế bằng gỗ mang tên người chủ Lâm Đô nằm ở địa bàn phường B’lao ngày nay, bên cạnh quốc lộ 20, chủ yếu đón các gánh hát cải lương ở Sai gòn về biểu diễn phục vu.. 01 sân tennis ở gần rạp hát chủ yếu cho công chức giải trí. Về sau vào những năm 1970 một rạp chiếu phim mang tên Hoàng Huê có sức chứa 500 người được xây dựng ở khu chợ mới,trên đường Lê Hồng Phong, gần trung tâm văn hóa ngày nay được coi là thiết chế văn hóa giải trí duy nhất ởû Bảo Lộc bấy giờ. Ngoài ra còn có một số cơ sở in typô của tư nhân, vài nhà sách đáp ứng nhu cầu của địa phương.

Trước cách mạng tháng Tám 1945, trước chính sách bóc lột cửa thực dân Pháp, vùng đất B’lao này đã liên tục xảy ra các cuộc đấu tranh chống bọn áp bức bóc lột của lực lượng phu phen, thợ thuyền, công nhân của các đồn điền chủ Tây, của đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số, tiêu biểu là cuộc nổi dậy của hàng trăm công nhân đốt phá đồn điền B’lao năm 1941; cuộc nổi dậy của công nhân đồn điền Choisnel ởû Bảo Lộc tháng 6/1943, thực dân Pháp đã cho cảnh sát bắt giữ 23 công nhân...
Sau cuộc khởi nghĩa tháng Tám 1945 thành công, chính quyền cách mạng đã được thiết lập ngay tại Djiring. Sau một thời gian không lâu, thực dân Pháp chiếm lại tỉnh Đồng Nai Thượng, lực lượng cách mạng đã chiến đấu anh dũng ngay tại đèo B’lao. Ngày 11/11/1945, phát xít Nhật đưa quân từ Sài Gòn theo Quốc lộ 20 lên đánh chiếm Đồng Nai Thượng và Lâm Viên. Quân dân ta đã phục kích tại đèo B’lao tấn công đoàn xe quân sự làm nhiều lính Nhật bị thương. Đây là trận đánh mở đầu của quân dân B’lao chống thực dân và phát xít xâm lược. Cuối tháng 12/1945. Quân Nhật chiếm hầu hết các thị xã, thị trấn của 2 tỉnh Đồng Nai Thượng và Lâm Viên, Bảo lộc trở thành vùng tạm chiếm, phong trào cách mạng của Đồng nai Thượng gặp khó khăn.

Tháng 4/ 1949 Ban cán sự Đảng Cực Nam Trung bộ và Ban cán sự tỉnh Đồng Nai Thượng được thành lập. Tháng 2/1950 tại B’lao đã thành lập được chính quyền ởû một số xã trong vùng đồng bào dân tộc, phát triển được nhiều đảng viên và thành lập ủy ban kháng chiến huyện.

Ngày 22/2/1951, để phù hợp với tình hình chỉ đạo liên vùng. Chính phủ VNDCCH đã thành lập 6 đội công tác vũ trang tuyên truyền, có 2 đội tập trung vào hướng B’lao và Diiring. Từ sau năm 1 958, các hoạt động cách mạng cũng lại được tăng cường hơn trước và phong trào ngày càng lớn mạnh. Ngày 19/8/1957 chi bộ Đảng đầu tiên của B’lao được thành lập tại làng Công Hinh (đến năm 1961 chi bộ chính thức được khu 6 công nhân đặt tên là chi bộ Trần Phú).

Ngày 3/2/1962 Tỉnh ủy Lâm Đồng đã thành lập phân ban tỉnh ủy T.14 để chỉ đạo phong trào từ Mađaguoil đến giáp phía nam thị trấn Di linh. Phân ban T.14 thành lập 4 đội công tác đặc biệt : 1 đội hoạt động tại thị xã B’lao, 1 đội hoạt động ở vùng Tân Rai - Minh Rồng, 1 đội hoạt động ở vùng Tứ Quý - An Lạc (Lộc An) Tráng Bia, 1 đội (H.30) hoạt động vùng Đại Lào đến Ma-đa-gui. Nhiệm vụ của các đội công tác là tuyên truyền xây dựng cơ sở bên trong vùng địch tạm chiếm, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành chính quyền. phối hợp với du kích mật tại chỗ đánh địch. phá giao thông trên đường chiến lược 20. Do yêu cầu chỉ đạo đối với các địa bàn, Tỉnh ủy tiến hành sắp xếp lại tổ chức và phân chia lại vùng căn cứ. Ngày 2/ 9/1963, Tỉnh ủy giải thể phân ban T.14, thành lập Thị ủy B’lao, lấy phiên hiệu T.29. thành lập ban cán sự K4 phụ trách địa bàn từ đèo B’lao xuống đến Phương Lâm, phía sau có Bà Gia. Tố La. Tà Ngào. Vùng căn cứ phía bắc đường 20 thành lập K.1;.. Ngày 22/12/1968 tỉnh thành lập đơn vị nữ pháo binh 8/3 gồm 42 cán bộ, chiến sĩ. đ/c Phan Thị Thanh Hùng làm trung đội trưởng, đ/c Lê Thị Pha làm chính trị viên. Ngày 15/1/1971 tỉnh ủy quyết định thành lập lại K.2 trên cơ sở cắt một phần địa hình của T.29 và K.1 giao lại K.2 chỉ đạo. Mùa xuân năm 1975, cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở các địa phương đã giành được những thắng lợi vang dội, quân và dân Lâm đồng cũng đã vùng lên nổ súng tấn công trên các hướng. Ngày 27/3/1975 Quân giải phóng đánh chiếm chi khu Đa Huoai, đánh đồn Mađagouil và sau đó tiến về Bảo Lộc. Đúng 10 giờ sáng ngày 28/3/1975 quân và dân ta đã làm chủ hoàn toàn thị xã Bảo Lộc, làm chủ hoàn toàn tỉnh lỵ Lâm Đồng. Một đơn vị của Sư đoàn 7 Bộ đội chủ lực đã kéo lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam lên đỉnh cột cờ tòa hành chính nguỵ - Bảo lộc đã hoàn toàn giải phóng.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân. cán bộ, bộ đội Bảo Lộc đã đưa phong trào cách mạng lên đỉnh cao cả thế và lực, cả chính trị và quân sự.

Tính từ 1 962 đến 28/3/1975, về hoạt động chính trị, đã thành lập được 10 chi bộ Đảng ởû vùng căn cứ kháng chiến, 8 chi bộ Đảng trong vùng địch tạm chiếm : Đại Lào, An Lạc, Tân Lạc, Lam Sơn, Thiện Lập, Tân Rai, Thị trấn B’lao. Xây dựng 17 chi đoàn thanh niên, xây dựng 250 cốt cán và 21 du kích mật. Hoạt động vũ trang : Đã đánh địch 2.745 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 15.698 tên địch, tịch thu 3.551 súng các loại: bắn rơi. làm cháy, hỏng 151 máy bay (rơi tại địa phương 28 chiếc); phá hủy 466 xe quân sự, kho tàng và nhiều phương tiện chiến tranh khác. Tiêu biểu cho phong trào bắn máy bay có K'Vét, du kích dân tộc Mạ dùng súng trường bá đỏ bắn rơi 01 trực thăng HU 1A chở Trung tướng Mỹ Ki-si và đoàn tùy tùng tại B'tạch (Lộc Bắc) vào ngày 7/ 7/ 1 970; Du kích K'Tọt bắn rơi 01 máy bay 1.19 tại buôn B'Đạ, em K'châu bắn rơi 1 trực thăng HU 1A tại buôn Bi-nao....Xã Lộc Lâm (Bảo lộc) được Hội đồng Nhà nước tặng danh hiệu đơn vị anh hùng, 2 anh hùng Liệt sĩ Lê Thị Pha và Nguyễn Văn Mười (Mười Trúc) Hàng nghìn người đã được khen thưởng huân, huy chương trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975. Bảo Lộc lần lượt tách thành huyện Bảo Lộc và huyện Đa Huoai vào ngày 14/3/1979 theo Quyết định số 116/QĐ của Hội đồng Chính phủ. Lúc này huyện Bảo Lộc có 14 xã và 01 thị trấn B’Lao. 15 năm sau, ngày 11/7/1994 Chính phủ ra Quyết định số 65/CP chia huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính : Thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Thị xã Bảo lộc ngày nay là một trong sổ 11 huyện, thành, thị xã thuộc tỉnh Lâm Đồng, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế. chính trị, văn hóa, công nghiệp xếp vào vị trí thứ hai của tỉnh Lâm Đồng sau thành phố Đà Lạt. Thị xã Bảo Lộc nằm ởû phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng, trên cao nguyên Di linh – Bảo Lộc, ở độ cao 800 mét so với mặt biển, gắn với trục quốc lộ 20 nối liền thành phố Hồ Chí Minh và Bảo Lộc; phía Bắc. phía Đông và phía Nam giáp huyện Bảo Lâm; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đa Huoai. Với diện tích tự nhiên 232.4 km2, Thị xã Bảo Lộc có 11 đơn vị hành chính gồm 6 phường (Phường 1, phường 2, phường B’Lao, Lộc Phát. Lộc Tiến, phường Lộc Sơn) và 5 xã : Lộc Nga, Lộc Châu, Lộc Thanh. Đại Lào, xã ĐamBri.

Bảo Lộc có khí hậu quanh năm mát mẻ. không quá lạnh, cũng không quá nóng. nhiệt độ trung bình 22 – 240C Bảo lộc có lượng mưa khá lớn (2.762 mm), không có tháng nào không có mưa. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, trung bình là 10,30C. Sương mù xuất hiện ở Bảo Lộc nhiều nhất tỉnh do độ ẩm cao, trung bình mỗi năm có 85 ngày có sương mù tập trung vào những tháng cuối mùa mưa.

Bảo Lộc có nhiều thắng cảnh như đèo Bảo Lộc, thác Đam Bri, hồ Nam Phương. suối Đá Bàn, núi Đại Bình (S'pung)... cùng với những đồi trà thoai thoải xanh mượt mà làm cho Bảo Lộc càng thêm xinh tươi, trù phú.

Về khoáng sản, Bảo Lộc có than nâu, than bùn. khoáng sản kim loại như quặng bôxít, đá xây dụng. đá ốp lát, sét gạch ngói. Riêng trữ lượng bôxít lớn đứng thứ hai trong cả nước, sau huyện Đak Nông (tỉnh Đak Lak).

Hệ thống nước mặt của Bảo Lộc khá phong phú nhờ có hệ thống sông La Ngà (Da R'nga) và hệ thống suối Đại Bình là nguồn nước tưới cho nông nghiệp và nước phục vụ cho khu công nghiệp Đại Binh và Đại Lào trong tương lai.

Thị xã Bảo Lộc quản lý 1.256 Ha đất có rừng và 2.00 Ha đất trống, trữ lượng gỗ ước tính 180.000 m3; phần lớn diện tích rừng của Bảo Lộc là rừng đặc dụng.
Bảo Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới biến thiên theo độ cao nên khí hậu ôn hòa, phù hợp với việc phát triển du lịch. nghỉ dường. Khí hậu và đất đai tại Bảo Lộc rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày.

Bảo Lộc nằm trên luồng giao thông trao đổi hàng hóa giữa các vùng kinh tế trong tỉnh, và giữa Lâm Đồng với miền Đông nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long và nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Đó là điều kiện thuận lợi để Bảo Lộc phát triển nhanh kinh tế hàng hóa, tiếp nhận nhanh những tiến bộ khoa học - công nghệ.

Cây chè có một lịch sử khá lâu đời trên 50 năm tại Bảo Lộc. đã khẳng định ưu thế tuyệt đối mặc dù có những bước thăng trầm nhất định do nhiều yếu tố khác nhau. Cho đến nay, cây chè ở Bảo Lộc vẫn tiếp tục phát triển về diện tích và sản lượng. Ở Bảo Lộc đã hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa cao gắn được sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Ngoài chè, cà phê ở Bảo Lộc giữ vị trí thứ tư sau Di Linh. Lâm Hà và Bảo Lâm, với diện tích 6.144 Ha, sản lượng 8.478 tấn nhân. Đây là cây có giá trị xuất khẩu, rất thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của Bảo Lộc. Ngoài chè. cà phê, cây dâu là cây thế mạnh ở địa phương. Bảo lộc là địa phương có điều kiện để đưa ngành dâu tằm tơ trở thành ngành kinh tế kỹ thuật tiên tiến, có quy mô lớn, khép kín từ khâu nuôi tằm đến ươm tơ, dệt lụa.

Trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm ở Bảo Lộc cũng phát triển khá mạnh. Công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp giấy cũng có bước phát triển. Đã hình thành cụm công nghiệp Lộc Sơn với sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp trong cả nước. Ngành dịch vụ du lịch, bưu chính viễn thông, Phát thanh truyền hình... phát triển rất mạnh. Toàn thị xã có 14 khách sạn. nhà nghỉ nhà trọ. có 1 trạm tiếp phát hình, 9 trạm truyền thanh của các xã phường.Hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế. văn hóa thông tin - thể dục thể thao không ngừng phát triển và từng bước xã hội hóa có hiệu quả. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sổng văn hóa được phát động trên địa bàn thị xã đã được sự hưởng ứng tích cực của tuyệt đại bộ phận nhân dân. Đã có 104/119 thôn khu phố phát động đăng ký xây dụng thôn khu phố văn hóa, trong đó đã có 26 thôn khu phố được tỉnh và thị xã công nhận thôn khu phố văn hóa. Hàng năm có trên 18.000 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, trên 100 cơ quan doanh nghiệp, trường học đạt danh hiệu cơ quan đơn vị có đời sống văn hóa. Cơ sở hạ tầng : đường giao thông, hệ thống điện đường được nâng cấp không ngừng nhằm góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người dân.

Bảo Lộc đang nỗ lực không ngừng để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế văn hóa xã hội, lập các thành tích chào mừng thành lập thành phố (đô thị loại 3 vào năm 2010).

Các tư liệu tham khảo: Địa chí Lâm Đồng (NXB Văn hóa dân tộc) Lịch sử truyền thống Đảng bộ Bảo Lộc







Nhận xét

Đăng nhận xét